Minh Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình. Bắc và Đông giáp huyện Tuyên Hoá. Nam giáp huyện Bố Trạch. Tây giáp Lào. Vùng đất này nổi tiếng với chè xanh mật ngọt thắm đượm tình quê như trong lời ca Khúc “Đường lên Quy Đạt” của nhạc sĩ Trần Hoàn.
Thông tin sơ lược
Diện tích: 1.410,1km2
Dân số: 41.100 người 2004. Trong đó có hơn 3.000 người Kinh, 1.000 người Khùa, Máy, Rục, Sách. Còn lại là người Nguồn 37.000 người.
Mật độ: 29 người/km2
Huyện lỵ: thị trấn Quy Đạt.
Bao gồm: thị trấn Quy Đạt và 15 xã là: Xuân Hoá, Yên Hoá, Trung Hoá, Tân Hoá, Minh Hoá, Hồng Hoá, Hóa Tiến, Hóa Hợp,Hóa Sơn, Hóa Phúc, Hóa Thanh, Dân Hoá, Thượng Hoá,Trọng Hóa, Quy Hóa. Trừ các xã Minh Hóa, Trung Hóa, Quy Hóa ra còn tất cả các xã khác đều thuộc vùng kinh tế rẻo cao.
Cơ sở hạ tầng
Huyện có đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á, quốc lộ 12 A chạy qua. Từ thành phố Đồng Hới bạn có thể đến huyện Minh Hóa bằng hai con đường: Con đường thứ nhất từ Đồng Hới chạy theo quốc lộ 1A về thị trấn Ba Đồn huyện Quảng Trạch, sau đó chạy theo quốc lộ 12A lên Minh Hóa. Con đường thứ hai chạy theo đường Hồ Chí Minh, xuất phát từ Cộn chạy hướng Bắc khoảng 120 km là tới nơi, với con đường này sẽ thật hấp dẫn cho những ai đi du lịch. Dọc theo đường xuyên Á, bạn sẽ lên cửa khẩu Cha Lo nơi có chợ biên giới giao thương với nước bạn Lào.
Văn hoá – xã hội
Thị trấn Quy Đạt là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của huyện, hàng năm vào hội rằm tháng 3 (15/3 Âm lịch) còn gọi là hội chợ tình, nhân dân khắp các xã của huyện và người dân ở các huyện khác trong tỉnh tập trung về đây để thưởng thức không khí lễ hội nhộn nhịp với những trò chơi dân gian, những điệu hôi lên đằm thắm mượt mà, đặc sản cơm pồi và ốc đực, chè xanh và mật ong rừng của huyện… bởi thế mới có câu ca :”Thà rằng đau ốm mà nằm.Chớ ai lại bỏ hội rằm tháng ba.”
Tuy dân số không đông, nhưng Minh Hoá lại có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Họ đã góp phần làm nên nét phong phú và độc đáo trong đời sống văn hoá huyện nhà. Năm 2002, một đoàn sưu tầm gồm 5 cán bộ Viện Âm nhạc, kết hợp với một số cán bộ sở Vǎn hóa Thông tin tỉnh Quảng Bình đã bắt đầu chuyến điền dã từ ngày 24/4 đến ngày 1/5/2002 tại nhiều xã của huyện Minh Hóa. Với sự phong phú về làn điệu, độc đáo về thể loại và phong cách diễn xướng, đoàn sưu tầm đã tìm hiểu kỹ về từng thể loại, đồng thời tổ chức thu thanh và ghi hình tại chỗ những thể loại âm nhạc dân gian của người Nguồn đó là:
Hò thuốc cá (hò thuốc).
Hò thuốc cá
Đây là loại dân ca phổ biến ở các xã Quy Hóa, Trung Hóa, Tân Hóa, Minh Hóa và Xuân Hóa huyện Minh Hóa. Họ ca hát khi giã, hoặc đâm nhỏ cây “men” chế thành thuốc thả xuống khe suối để bắt cá.
Hò thuốc có nhịp điệu linh hoạt, khẩn trương theo nhịp chày giã thuốc. Khi hò thường có người hò cái và người hò con. Hò cái hát vế xướng, hò con hát vế xô, vế xô bao giờ cũng bằng câu “Hôi lên là hôi lên”, còn vế xướng chứa đựng tất cả nội dung của cuộc hát.
Hò kéo Nôốc.
Hò kéo Nôốc.
Cũng như “hò thuốc cá” hò kéo Nôốc gắn với công việc lao động của người dân vùng làng Cổ Liêm xã Tân Hóa. Nơi đây vào mùa mưa hàng nǎm thường bị nước lũ tràn ngập cả vùng. Để chống chọi với thiên tai người dân phải vào rừng chặt cây làm thuyền mà địa phương gọi là cái Nôốc. Khi Nôốc đã đẽo xong phần mộc, họ nhờ vào sự giúp đỡ của dân làng để kéo Nôốc từ trên rừng về nhà. Họ vừa kéo vừa hò suốt dọc đường bằng những lời thơ ứng tác, những câu đố vui, châm chọc nhau, những lời đối đáp nam nữ vv…
Hát Đúm – Ví.
Hát Đúm – Ví là hình thức hát giao duyên phổ biến ở người Nguồn huyện Minh Hóa. Người Nguồn Minh Hóa không phân tách bạch giữa hát Đúm và hát Ví mà họ cho rằng đúm có nghĩa là đàn đúm, trong quá trình đàn đúm họ hát nhiều bài ví với nội dung lời ca khác nhau. Hát Đúm – Ví diễn ra ở nhiều nơi, có thể vào những đêm trǎng sáng, vào những ngày nhàn rỗi hoặc vào những ngày cấy gặt.
Hát Sắc bùa
Sắc bùa hoặc sắc pùa là hình thức sinh hoạt nghệ thuật dân gian mang tính nghi lễ phong tục lâu đời của người Nguồn Minh Hóa và một số nơi khác của tỉnh Quảng Bình. Hát Sắc bùa của người Nguồn Minh Hóa tổ chức hát từ ngày 30 tết đến mùng 3 tết âm lịch hàng nǎm, phường bùa đi đến từng nhà với mục đích chúc tụng, chúc cho nǎm mới mọi gia đình gặp nhiều may mắn, làm ǎn phát đạt, chúc cho người yên vật thịnh vv..
Một tốp hát Sắc bùa của người Nguồn thường có từ 5 đến 6 người nam giới đảm nhiệm. Một ông hát chính đồng thời là người chỉ đạo phường bùa, một người hát phụ, một đánh trống cơm, một trống bản, một xủm xỏa và một người chơi mõ (những người chơi dàn nhạc nhiều khi cũng kiêm cả phần hát). Tùy theo từng cuộc hát ở từng gia đình mà thời gian và nội dung bài hát có thể thêm bớt khác nhau. Theo các nghệ nhân già thì ngày xưa một cuộc hát sắc bùa có tới 62 bài. Trong đợt điền dã này chúng tôi chỉ thu thanh ghi hình được 7 bài trong 62 bài sắc bùa đó là các bài:
Mở ngõ
Xưng danh
Chúc nhà mới
Giáo trống
Giáo Pháo
Chúc nǎm mới
Đóng bùa
Hát Chúc trò
Hát Chúc trò phổ biến ở làng Tân Kiều, xã Yên Hóa, Minh Hóa. Hát Chúc trò có nhiều bài hát mang
source: https://2forum.biz
Xem thêm các bài viết về Du Lịch: https://2forum.biz/category/du-lich/
Mọi người ủng hộ bằng bấm đăng ký kênh nhé.